CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Thiền học



Ví dụ về con ngựa

No Picture

Tôi không biết lòng dũng cảm trong tôi đến từ đâu nữa. Trước đây tôi thường có cảm  giác kính sợ Ngài Thiền sư Ajahn Mun, nhưng giờ tôi không cảm thấy sợ gì cả. Tôi đánh liều. Tôi muốn nói, tôi muốn trình bày với Ngài những gì tôi trải nghiệm được. Tâm tôi thật mãnh liệt và tôi đã trút hết điều trong lòng không chút sợ hãi.



Vết chân trâu

No Picture

.... Với bất cứ đề tài thiền quán nào bạn đang tập trung, đang chú tâm, hãy luôn giữ chánh niệm với việc đang thực tập ấy. Như khi bạn tập trung niệm Buddho, hãy luôn nhận biết rõ từng tiếng niệm Buddho, Buddho, đừng quan tâm đến bất cứ chuyện gì khác trên đời này để khỏi khiến tâm bạn phân làm hai làm ba phần.



“Hành trình đến chánh niệm” Tấm gương của sự tinh cần!

No Picture

Quyển sách được Ngài viết ra vào năm 75 tuổi, sau hơn 60 năm xuất gia tu học. Ở một góc độ nhất định, đây có thể được xem là bảng tổng kết cuộc đời và đạo nghiệp của một nhà Sư với những nét điển hình của một tu sĩ Phật giáo. Tác phẩm đã ghi lại một cách chi tiết,chân xác và hết sức cảm động về hành trình tu tập của Ngài. Chính vì thế, quyển sách, tự thân nó đã có sức sống mãnh liệt, là bài pháp tuyệt vời cho các thế hệ hậu học về tấm gương của sự tinh cần và lòng quyết tâm giải thoát !



Bản thể siêu việt (TKN. Liên Hoà chuyển ngữ)

No Picture

Thực ra, đúng với chân lý, chúng sanh không là gì cả. Chúng ta có thể hóa thân trong hình thức nào chỉ là sự biểu hiện trong cảnh giới ấy mà thôi. Nếu không quan tâm vẻ bề ngoài và thấy được Bản thể Siêu việt bên trong, chúng ta thấy rằng không có gì ở đó cả. Chỉ bình thường là những đặc tính của vũ trụ tự nhiên - thoạt đầu được sinh ra, giai đoạn giữa biến chuyển và cuối cùng là biến diệt. Tất cả chỉ có thế. Nếu thấy rằng tất các các pháp giống như thế, đời sống chúng ta không có trở ngại phiền não nào khởi sinh hết. Nếu hiểu điều này, chúng ta sẽ luôn hài lòng và bình an.



Tư tưởng thiền của Tổ sư Minh Đăng Quang trước môi trường sống và gội sạch tâm thức tự thân

No Picture

Thân con người làm một “ổ” vi trùng: “…Nhưng người ta lại rất hiểu rộng ra rằng: vạn vật là không có, chỉ có tất cả là chúng sanh như nhau; là những vi trùng kết hợp, là những chất sống, chất sống ấy là những con vật! Thân người là một khối vi trùng kết hợp, chớ không phải đất nước lửa gió..."



Tu tập, nhiếp phục thân khẩu ý thanh tịnh

No Picture

Chư huynh đệ có duyên với giáo pháp của Đức Phật, phát bồ đề tâm xuất gia theo giáo pháp Khất sĩ của Tổ sư thì đó là một phúc duyên lớn mà chúng ta cần nên trân trọng. Một trong những ý pháp căn bản mà Tổ sư luôn khuyên dạy hàng Tăng Ni Khất sĩ xuyên suốt trong bộ Chơn lý đó là tu tập thanh lọc, nhiếp phục thân khẩu ý trong sạch. Ý pháp này được Tổ sư dạy cụ thể trong quyển Chơn lý “Tu và nghiệp”:



Chế ngự hôn trầm và ngủ gục

No PictureHôm trầm là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo ta vào một sự lừ đừ và chán nản. Đây là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trầm nịch làm chướng ngại trong sự tu tập thiền định cũng như trong sinh hoạt đời thường. Khi người đang ở trong trạng thái dã dượi, bần thần, ngầy ngật thì tâm trí trở nên lờ đờ, thiếu sinh khí, nặng nề với sức ỳ tâm lý không hề nhỏ.



Tu tập thiền định qua Chơn lý "Bát chánh đạo"

No Picture

“Bát chánh đạo là con đàng đi của tất cả, của người đã giác ngộ hết mê lầm… Đắc đạo là đắc Niết-bàn, đắc đời là luân hồi, tức là đắc thiên đường hay đắc địa ngục. Đạo chánh là bởi thiện lành, không ác quấy. Ấn chứng của đạo là sự vui tươi, không khổ nhọc. Kẻ đã đi rồi mới tự biết là vui say no sướng hơn hết” .



Just do it ! - Chỉ làm vậy thôi

No Picture…Dù đang học thiền hay tập tành đạp xe, vấn đề lớn nhất ở đây chỉ đơn giản là thực hành nó bằng cả sự nhiệt tâm và nỗ lực chứ không phải là học tốt đến mức nào hay có thể đạp xe đi được quãng đường bao xa.



Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

No PictureKhi một hành giả Khất sĩ hoặc một thiền sinh thực tập Thiền quán trong đời sống hằng ngày chính là đang quán niệm một cách sâu sắc về các căn và đối tượng của chúng, hành giả tinh cần, tỉnh giác, chế ngự các tham ưu, phát triển niệm lực và định lực, đạt khinh an và dẫn đến chứng ngộ chân lý; lợi ích trước nhất trong thiền quán là làm cho định tâm để tạo cho tâm an lạc và phát sinh tuệ giác tri.

Chuyên mục phụ