CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Bồi dưỡng trụ trì



Báo cáo tóm tắt khóa Bồi dưỡng trụ trì lần 14

No PictureKhóa Bồi dưỡng trụ trì lần thứ 14 PL. 2561 – DL. 2017 được tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang từ ngày 18 đến 24 tháng 4 năm Đinh Dậu (13-19/05/2017) với chủ đề: “Đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang và những giải pháp thực tiễn đối với thực trạng của Tăng Ni Khất sĩ ngày nay” được diễn ra trang nghiêm, trọng thể và thành công.



Chọn người xuất gia

No PicturePhải nói trong suốt 26 năm hoằng pháp là thời gian làm đạo khó nhất, tôi dấn thân sống chết cho đạo và may mắn có Hòa thượng Giác Toàn cùng chia sẻ, chịu cực khổ chung. Thiết nghĩ làm sao chúng ta tìm người dấn thân, hy sinh cho đạo, được một người như vậy cũng quý, còn hơn có nhiều người mà không làm được lợi ích cho đạo.



Ý nghĩa trụ trì

No PictureBằng tinh thần vô ngã, vị tha không trụ trước, trụ trì luôn luôn trang nghiêm cơ sở một cách không biết mệt mỏi, với mục đích duy nhất là làm tròn bổn phận trụ trì do nhân duyên đã định, Giáo hội giao phó, Phật tử tin tưởng cúng dường, hộ trì Tam bảo trong tinh thần phụng sự Đạo pháp, phát huy văn hóa Tâm linh qua hình ảnh một ngôi chùa hiện hữu ở thế gian huy hoàng tráng lệ.



Một số đề xuất về nội quy của các ban trong Hệ phái

No PictureGiới luật là thọ mạng của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật mất Phật pháp mất. Do đó, mỗi Tăng sư đều phải thọ trì giới pháp đúng với giới luật của Phật quy định. Đối với Hệ phái Khất sĩ, Tổ sư Minh Đăng Quang đã chọn Luật Tứ phần làm nền tảng để thọ trì, đồng thời tham khảo thêm luật Y bát của Nam truyền, từ đó chế định Luật nghi cho Tăng đoàn.



Tìm hiểu thiền trong Chơn lý đức Tổ sư

No Picture

Thiền định hay Thiền có nghĩa là tập trung vào một chỗ, để tâm vắng lặng và quán xét mọi sự vật nó có khả năng thu nhiếp những tinh thần phân tán hỗn loạn để thấy tự tính của mình, hiểu rõ đạo lý. Trong Chơn lý của đức Tổ sư Minh Đăng Quang, Ở bài Định đức Tổ sư đề cập đến 40 đề mục thiền định,...  



Đường lối của Tổ sư trong Chơn lý và những giải pháp thực tiễn đối với thực trạng Tăng Ni Khất sĩ hiện nay

No PictureNhững năm gần đây, Hệ phái cũng như các Phân đoàn có tổ chức khóa tu cho Sa-di và tập sự, nhưng chỉ là khóa tu ngắn ngày và phải lệ thuộc vào thời gian, vì vậy kết quả không được như ý. Thế nên, cách giúp cho Tăng Ni trẻ Hệ phái có được kinh nghiệm trong thiền tập để có thể vượt qua những vui buồn trong cuộc sống...



Khất sĩ và thời đại

No PictureMỗi vị Tỳ kheo đều có 3 danh hiệu: Khất sĩ, Bố ma, Phá ác. Nếu là đệ tử Phật thì đều là Khất sĩ dù ở hệ phái Nam truyền hay Bắc truyền. Và Đức Phật chính là người Khất sĩ đầu tiên.



Tâm đức Trụ trì

No Picture

THẦY từ vô lượng kiếp sinh

TRỤ chơn như tánh, hữu tình hoằng dương

TRÌ đạo lực, thắng nhiễu nhương

LÀ nuôi dưỡng đức chơn thường tịnh không



Tinh thần "Phép Tăng chẳng lìa đoàn" của Tổ sư và hiện tượng tách chúng ở riêng của Tăng Ni Khất sĩ hiện nay

No PictureTrong “Luật Khất sĩ”, đức Tổ sư cũng dạy: “Người mới xuất gia nhập đạo, phải theo thầy, ở chung trong Giáo hội hai năm kế đi tách riêng một mình hai năm nữa; trên bốn năm được thâu một người tập sự; trên sáu năm mới được thâu nhận một đệ tử và một người tập sự; trên 12 năm tách ra đi lập đạo riêng, dạy số đông”.



Giải pháp thực tiễn đối với thực trạng Tăng Ni Khất sĩ hiện nay

No PictureĐề tài “Giải pháp thực tiễn đối với thực trạng Tăng – Ni Khất sĩ hiện nay” là quá lớn so với thính chúng trong hội trường, chỉ thích hợp cho hàng giáo phẩm có vai trò lãnh đạo. Nhưng Ban tổ chức đã ưu ái, thể hiện tinh thần bình đẳng, muốn mọi cử tọa đều có quyền tham gia đóng góp ý kiến.