CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Chơn Lý



Thập nhị nhơn duyên

No Picture

Cõi đời có bởi nhơn duyên

Do mười hai pháp hằng chuyền níu nhau.

Chúng sanh có, có khổ đau,

Sau khi khổ, tiến hay tiêu tùy người.

Mười hai duyên có trong đời,

Vô minh, hành, thức, con người có ra.

 



Tam giáo

No Picture

Khổng Tử là một triết gia,

Sinh trong thời loạn can qua xứ Tàu.

Ngài nâng lễ giáo lên cao,

Lúc nhỏ tập lễ bái chào khòm lưng.

Với ai Ngài cũng kỉnh cung,

Ngài bảo lễ giáo là lòng thương yêu.



Chánh kiến

No Picture

Chánh kiến cái thấy chánh chơn

Rõ lẽ tà chánh, là nhân đoạn trừ

Mê tín làm việc quấy hư

Người trí chê ngạo, ví như người mù.



Chánh pháp

No Picture

CHÁNH PHÁP LÀ PHÁP CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC,

GỌI TẮT LÀ PHÁP CHÁNH GIÁC 



Nhập định

No Picture

Định là yên lặng tự nhiên

Chơn lý võ trụ là yên lặng mà.

Yên lặng huyền bí bao la

Là không vọng động gọi là chơn như.

Hay sự kín đáo trong ta,

Định là mật, mật là linh, giác, thần.

 



Công lý võ trụ

No Picture

Công lý, chơn lý tương đồng

Hay  lẽ chánh đạo dung thông muôn loài

Trung đạo con đường không hai

Không thêm, không bớt, không sai mặt nào

Đạo lý công bằng như nhau

Công lý võ trụ bằng nhau muôn đời.

 



Nam và Nữ

No Picture

Quán về sự sống loài người

Thì ta thấy tiếng nhân người danh xưng

Chỉ cho hành vi sắc thân,

Có lòng nhơn ái, có tâm thương đời,

Việc làm thể hiện tình người,

Nhân làm tâm điểm sống đời thiện lương.



Khất sĩ

No Picture

Khất sĩ là học trò nghèo

Xin ăn tu học để gieo giống lành.

Phát triển cái biết chưa sanh,

Nuôi dưỡng cái biết đã sanh lớn dần.



Võ trụ quan

No Picture

Võ trụ thể bao la

Dung chứa bao tinh hà

Được ví như trái lựu

Chứa hạt lựu hà sa.

Muôn loài trong thể ấy

Làm sao biết tận cùng

Hình dáng và dung lượng

Của võ trụ mênh mông.



Chơn Lý - Tổ sư Minh Đăng Quang (Sách)

No Picture

Chơn lý là bộ sách giáo lý ghi lại những bài thuyết pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang giảng dạy hoằng hóa trong suốt mười năm (1944-1954) hành đạo nhiều nơi tại các tỉnh thành thuộc hai miền Đông và Tây Nam bộ Việt Nam. Đến ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) Tổ sư thọ nạn và vắng bóng. Kể từ đó bộ Chơn lý là hiện thân, là dấu ấn, là pháp bảo cao quý mà Tổ sư lưu lại cho hàng môn đồ tứ chúng đệ tử hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam.